1810211
Phú Giáo

Cầu gãy Phú Giáo mang phong cách “độc lạ” Bình Dương

Ở Bình Dương có một cây cầu mà không ai có thể đi lại được nhưng lại trở thành một địa điểm check-in đậm chất vintage của giới trẻ hiện nay. Hơn hết, cây cầu này từng được xuất hiện trên phim điện ảnh Tèo Em từng gây sốt ngoài rạp chiếu phim và đó chính là cầu gãy Phú Giáo.

Cầu gãy hay còn gọi là cầu Sông Bé là một di tích lịch sử cấp tỉnh, được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1925-1926 để phục vụ cho việc khai thác cao su và giao thông. Tuy nhiên cầu đã bị đánh sập mìn vào ngày 29.04.1975 và để lại hình ảnh cầu bị gãy nhịp như hiện tại. Ngày nay, cầu gãy không chỉ là dấu tích lịch sử mà còn là điểm du lịch thu hút nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ thích chụp ảnh và trải nghiệm.

Tips khi đến check-in tại Cầu gãy Phú Giáo

Để đến cầu gãy, bạn có thể đi theo tuyến đường ĐT741, chạy qua đoạn thuộc xã Phước Hòa nối xã Vĩnh Hòa thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Bạn nên đi vào buổi sáng hoặc chiều tối để tránh nắng nóng và có ánh sáng tốt cho chụp ảnh.

KHOẢNG CÁCH

33.8 km

THỜI GIAN ƯỚC TÍNH

54 phút

Bạn cũng nên mang theo nón, nước uống, kem chống nắng và giày dép thoải mái để di chuyển dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng di tích lịch sử và không để lại rác bừa bãi khi tham quan.

Chụp hình ở đâu?

Đường vào trong cầu gãy Phú Giáo được bao quanh bởi hai hàng cây xanh mát, rất thích hợp để thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng. Đến đây thì bạn có thể chụp ảnh với những góc nhìn độc đáo từ cây cầu, dưới chân cầu hoặc trên bờ sông.

Đến đây thì ai ai cũng muốn check-in với nhịp cầu bị gãy rồi phải không? Bạn có thể chụp ảnh với phong cách mạo hiểm khi leo lên nhịp cầu cao 30m hoặc chụp ảnh với phong cách lãng mạn khi ngồi dưới chân cầu.

Xịt chống nắng: món vật dụng không thể thiếu
trong các chuyến đi du lịch

Dù thời gian có trôi qua như thế nào đi nữa thì cầu gãy Phú Giáo vẫn ở đó như một minh chứng lịch sử để lại đối với người dân Bình Dương. Nếu có dịp đi ngang qua địa phận nơi đây thì bạn hãy ghé qua làm vài tấm ảnh độc đáo nhé. Nhưng cũng vì có lượng lớn người đến đây nên hiện tại cây cầu đã được rào phần lan can lại để đảm bảo an toàn nên cũng mất đi một phần vẻ đẹp vốn có của nó.

Di tích lịch sử cầu Sông Bé
Địa chỉ: 7Q35+8VM, Cầu Phước Hoà, Phú Giáo, Bình Dương

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cũng có thể thích